Điều trị hiệu quả hen phế quản, ngăn ngừa cơn hen tái phát nhờ thuốc thảo dược

Gửi lúc 11:59' 01/08/2016

Hen phế quản (hen suyễn) là một bệnh mãn tính tương đối phổ biến trên thế giới! Theo số liệu thống kê, số người mắc bệnh hen phế quản trên thế giới hiện nay đã lên tới trên 200 triệu người. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh hen phế quản ngày càng có xu hướng gia tăng trên thế giới.

Cùng với sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản, số người tỷ vong do hen phế quản cũng tăng lên. Hen phế quản cũng là nguyên nhân nhập viện phổ biến nhất ở trẻ em hiện nay. Phí tổn xã hội gây ra bởi hen phế quản cũng tăng cao bao gồm các chi phí điều trị trực tiếp như xét nghiệm, tiền thuốc và các chi phí gián tiếp như phải nghỉ việc, nghỉ học, giảm năng suất lao động…


HEN PHẾ QUẢN LÀ GÌ?

Hen phế quản (hen suyễn) là tình trạng viêm mãn tính đường dẫn khí (phế quản) gây nên phù và chít hẹp đường thở dẫn tới hiện tượng khó thở, khò khè.

Khi gặp tác nhân kích thích, tình trạng chít hẹp đường thở gia tăng càng gây khó thở, thậm chí không thở được của người bệnh, được gọi là LÊN CƠN HEN.

 

TRIỆU CHỨNG

Các triệu chứng của hen phế quản biểu hiện khác nhau ở mỗi người và trên cùng một người chúng cũng biểu hiện khác nhau tùy theo từng thời điểm.
Sau đây là 4 triệu chứng thường thấy nhất:
- Khò khè: tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Tiếng rít này dễ dàng được nhận ra bởi bác sĩ của bạn hay chính bạn cũng có thể nhận ra.
- Ho nhiều: ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn hen ban đêm. Ho rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Đặc biệt ở Việt Nam, một số bệnh nhân bị ho do hen phế quản dễ bị chuẩn đoán nhầm là viêm phế quản, viêm họng hay thậm chí bị chuẩn đoán là ho lao.
- Nặng ngực: cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt.
- Khó thở: thở nhanh, ngắn và thấy khó khăn, đặc biệt là khi thở ra.

TÁC NHÂN GÂY CƠN HEN CẤP TÍNH

Như đã trình bày ở trên. Khi hít phải những tác nhân kích thích, bệnh nhân thường lên cơn hen cấp tính, gây phù nề và chít hẹp đường thở.
Một số tác nhân cơ bản thường gây cơn hen cấp tính là:
- Thay đổi thời tiết, ban đêm.
- Phấn hoa theo mùa
- Bụi, nấm mốc, vật nuôi, các thành phần của côn trùng
- Thực phẩm như cá, trứng, đậu phộng, sữa bò, đậu nành
- Nhiễm trùng hô hấp: chẳng hạn như cảm cúm, viêm phế quản, viêm xoang
- Thuoc: Như as-pi-rin, các thuoc kháng viêm không stê rôid khác…
- Hút thuoc lá, khói, mùi hóa chất, nước hoa.
- Bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản (GERD)
- Gắng sức, cảm xúc như: cười, khóc, hò hét, đau buồn...
 
Không phải tất cả những người bị hen phế quản đều bị phản ứng với cùng một tác nhân, hay nói cách khác tác nhân đối với người này nhưng chưa chắc đã phải là tác nhân của người khác.

ĐIỀU TRỊ

Theo Tây Y:

Thuốc tân dược để điều trị hen chủ yếu là thuốc giãn phế quản và chống viêm, tập trung điều trị triệu chứng là chính và được xếp thành 2 nhóm điều trị dự phòng và thuốc cắt cơn. Trong điều trị hen phế quản, các thuoc dạng hít nhìn chung được ưa chuộng hơn so với các thuoc dạng viên nén hoặc dạng lỏng được uống qua đường miệng.

Các thuoc dạng hít tác động trực tiếp lên bề mặt và cơ của đường hô hấp, nơi mà các triệu chứng của hen phế quản bắt đầu. Các thuoc dạng hít bao gồm:
•    Thuoc đồng vận thụ thể beta-2 (beta-2 a gô nist)
•    Thuoc kháng hệ
•    Cor ti cô stê roids
•    Crô mô lyn sô di um

Các thuoc dạng uống bao gồm:
•    A mi nô phy lline
•    Thuoc đối vận
•    Viên nén cor ti cô stê rôids

Tân dược có ưu thế trong điều trị triệu chứng, tiện sử dụng. Nhưng nhược điểm lớn của thuoc tân dược là gây ra những hậu quả xấu do việc lạm dụng thuoc giãn phế quản, thuoc chống viêm hay chống dị ứng. Corticoid có tác dụng phụ gây loét dạ dày - tá tràng, loãng và xốp xương, ức chế miễn dịch và giảm sức đề kháng của cơ thể. Thuoc tân dược không giải quyết được tận gốc bệnh, nên cơn hen thường tái phát, nếu kiểm soát không tốt, bệnh sẽ có xu hướng nặng lên.

Theo Đông Y:

Hen Phế Quản theo đông y thuộc chứng Háo Suyễn - Háo Rỗng, tức là khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là (suyễn).

Nguyên nhân gây bệnh hen do ngoại cảm phải ngoại tà bên ngoài, ăn uống tình chí thất thường, làm việc quá sức. Về tạng phủ, hen phế Quản liên quan trực tiếp tới 3 Tạng Tỳ - Phế - Thận, do 3 tạng này suy yếu và không được điều hòa gây nên, cụ thể:

- Tạng Phế: Phế có công năng chủ xuất nhập khí. Phế rối loạn làm khí xuất nhập rối loạn gây nên  khó thở. Cho nên trong bệnh hen phế quản, triệu chứng điển hình dễ thấy là cơn khó thở, khó thở ra, khó thở có chu kỳ, cơn khó thở bùng phát khi gặp các yếu tố kích thích như gió, ẩm, lạnh, bụi, mùi lạ, căng thẳng, mệt nhọc...
- Tạng Tỳ: Có chức năng vận hóa, chuyển biến hóa thức ăn. Khi lo nghĩ quá nhiều làm rối loạn công năng của tỳ. Chức năng chuyển hóa thức ăn của Tỳ rối loạn sẽ sinh đờm. Đờm dừng ở phế sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở.
- Tạng Thận: Chủ nạp khí. Công năng thận rối loạn cơ thể yếu từ lúc mới sinh (gọi là tiên thiên bất túc). Thận không nạp khí nên khí ngược lên gây khó thở

Nguyên tắc điều trị hen theo đông y:

Mục đích của điều trị thuốc Đông y là điều trị toàn diện và mang tính tổng thể cao, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng thời quan tâm đến bài trừ nguyên nhân bệnh, vì thế hen phế quản mới khỏi dứt điểm được.

Thuốc Đông y thường có tác dụng tán hàn, giáng khí, tiêu đờm, trừ thấp, bổ hư. Thuốc nâng cao chức năng các Tạng Tỳ - Phế - Thận bị suy yếu và điều hòa hoạt động giữa các Tạng.

Trong điều trị bệnh hen phế quản bằng thuốc Đông y không chỉ là làm giảm triệu chứng, đó còn là kết quả quá trình cân bằng giữa các tạng phủ, nâng cao sức đề kháng, phòng chống tái phát.

Một số bài thuốc đông y cổ phương hiện nay có hiệu quả cao trong điều trị hen là: “Nhị trần thang hợp tam tử thang gia giảm”, “Tiểu thanh long gia giảm”, “Tiền hồ thang gia vị”… Trong đó nổi bật nhất là bài thuốc “Tiểu thanh long thang”. Và trên thị trường đã có thuốc hen P/H được bào chế từ bài thuốc này.

3 ưu điểm của thuốc hen P/H trong điều trị hen phế quản:

Thứ nhất, tập trung vào gốc sinh bệnh thông qua việc điều hòa toàn thân, cân bằng tạng phủ. Từ đó, Sức đề kháng tăng, sức khỏe được cải thiện. Các triệu chứng tại phế quản giảm rõ rệt, hết viêm, đờm không sinh và được tiêu trừ, ho giảm. Cơn hen kịch phát giảm dần, cơn hen nhẹ và bớt nguy hiểm hơn trước.

Thứ hai, tin cậy và hiệu quả cao trong điều trị. Các bài thuốc được sử dụng trong điều trị hen mãn tính hiện nay đều có “tuổi đời” cao, được sử dụng lặp đi lặp lại hàng trăm năm. Trong quá trình đúc kết kinh nghiệm điều trị, chỉ những vị thuốc, bài thuốc cho tác dụng điều trị thực sự mới tồn tại và được sử dụng.

Thứ ba, an toàn. Phần lớn vị thuốc trong các bài thuốc điều trị bệnh mạn tính nói chung và hen phế quản, có tác dụng điều hòa Tạng phủ. Trong điều trị, ít khi tích lũy, gây độc hại với cơ thể. Sử dụng các bài thuốc đông y trong điều trị hen mãn tính cũng không dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, bệnh cải thiện dần dần, không có xu hướng nặng lên, vốn là ưu điểm nổi bật mà các thuốc tân dược hiện đại không có được.

MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐÃ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ RẤT THÀNH CÔNG BẰNG THUỐC HEN P/H:

1. Bác Nguyễn Bá Giao, 66 tuổi, tại Số 51 Khu Tập thể liên hiệp thực phẩm Hà Đông - Quận Hà Đông - TP. Hà Nội, mắc bệnh Hen phế quản từ năm lên 10 tuổi, về già mức độ bệnh ngày càng nặng. Mỗi lần thay đổi thời tiết thế này là ông lên cơn hen: Cò cử, khó thở, tức và cảm giác như ngực bó lại, đờm nhiều, nhiều lần phải vào Viện quân đội 103 để cấp cứu vì lên cơn hen kịch phát. Từ sau khi điều trị bằng Thuốc Hen P/H đó đến nay đã 5 năm ông không còn bị tái phát cơn hen, cơ thể khỏe mạnh và thấy mình như người bình thường.

2. Gần 10 năm sống chung với hen phế quản, lại thêm bệnh tim, sống chung với đủ loại thuốc uống, thuốc xịt, đi hết viện nọ tới viện kia, chú Nguyễn Như Tại - sinh năm 1955, cựu quân nhân ngành quân khí, Tổng cục hậu cần - vẫn gọi câu chuyện điều trị hen phế quản của mình là hành trình dai dẳng chiến đấu với bệnh tật.

Bắt đầu từ năm 2008, chú được chẩn đoán hẹp van tim động mạch chủ và viêm phế quản. Chú nằm điều trị tại Viện Tim mạch một thời gian dài, sau khi thay van tim nhân tạo chú về nhà tiếp tục điều trị. Tuy bệnh tim đã ổn định nhưng những cơn ho, khó thở vẫn cứ đeo đẳng, chú lại quay lại viện, các bác sỹ cho chú đơn thuốc về điều trị. Chủ yếu là các thuốc kháng sinh, giãn phế quản.

Dai dẳng trong suốt ba năm kể từ khi mổ tim, đến năm 2011, sau ba lần nhập cấp cứu liên tiếp vì khó thở chú mới được chẩn đoán chính xác là hen phế quản. Và cũng kể từ khi ấy, trong nhà chú chứa không biết bao nhiêu ống xịt hen. Chú đã uống đủ mọi thứ thuốc rồi, Tây y dạng xịt lúc nào cũng kè kè bên cạnh. Các loại thuốc bác sỹ kê đơn chất đầy cả tủ mà vẫn không hiệu nghiệm, cơn hen vẫn cứ tái đi tái lại.  

Năm 2013, chú bắt đầu biết về thuốc hen P/H.  Sau khi điều trị liên tục bằng thuốc hen P/H, bệnh của chú đã thuyên giảm rõ rệt. Chú tiếp tục dùng thêm 2 -3 tháng nữa cho an tâm. Kể từ thời điểm đó, sức khỏe của chú tốt lên trông thấy, “không thở, không hen, không ho” gì nữa. 3 năm đã trôi qua, chú đã không còn phải lo lắng gì về bệnh hen phế quản, sức khỏe tốt lên, da dẻ hồng hào. Bệnh tim của chú cũng ổn định nên không chỉ riêng chú mà cả gia đình cũng hết sức vui mừng.

3. 14 năm bác Nguyễn Hữu Đáo, 64 tuổi, trú tại Tảo Dương, Hồng Dương, Thanh Oai mắc hen phế quản là 14 năm bác làm bạn với cái võng, cứ nằm võng thì bác thấy thoải mái hơn “có khi tại cái đầu nó cao hơn phổi” nên thế. Còn năm giường thì không khác gì cực hình, chốc chốc lại vịn tay vào thành giường mà “kéo nhị”..

Bác biết thông tin về thuốc hen P/H đã từ lâu nhưng cứ nghĩ thuốc thảo dược thì chữa làm sao được nên quyết tâm theo thuốc Tây, đến năm 2013, dùng thuốc Tây rồi mà vẫn lên cơn hen, có khi khó thở cả ngày không dứt, tôi mới tìm mua thuốc hen P/H về dùng. Nghĩ bụng, có bệnh thì vái tứ phương, cứ dùng thử một lần xem sao”.
Sau khi điều trị bằng thuốc hen P/H, bệnh của bác đã có chuyển biến tích cực. Sức khỏe của bác dần được cải thiện, hơi thở đều, cơn hen nhẹ dần đi, bác bắt đầu nằm giường trở lại. 

Tiếp tục điều trị thêm một thời gian nữa, bác uống được nước chè, cơm nước dọn dẹp nhà cửa cho các con đi làm.
Tính từ đó đến nay cũng đã 2 năm trôi qua, nhìn bác hiện giờ không còn lưu chút dấu ấn nào của bệnh hen phế quản.

4. Bác Bùi Quang Thuần, Phú Kim - Thạch Thất – Hà Nội sau 23 chung sống cùng bệnh hen đã trị được căn bệnh dai dẳng nhờ thuốc hen P/H cũng chỉ sau một đợt điều trị. Giờ đây bác Thuần đã trở thành “người bạn đồng hành tin cậy” của rất nhiều bệnh nhân cùng cảnh ngộ.
5. Bé Kiều Văn Phúc – con bố Kiều Văn Pháo, bị hen từ khi mới hơn 1 tuổi. Ban đầu Phúc chỉ có hiện tượng khò khè trong từng hơi thở, vẫn ăn ngoan. Sau vài ngày khò khè cháu thường có hiện tượng ho nhiều, kèm với chảy mũi liên tục. Đi khám, bác sỹ chẩn đoán Phúc bị viêm tiểu phế quản dạng hen. Sau khi dùng thuốc hen P/H liên tục trong vài tuần, những dấu hiệu của bệnh hen đã biến mất. Tới nay, 8 năm trôi qua, Kiều Văn Phúc đã là học sinh lớp 2 – trường tiểu học Lê Hồng Phong – Hà Đông – Hà Nội, khỏe mạnh, ngoan ngoãn, học giỏi.

6. Chị Dương Thị Ly, 34 tuổi, làm thợ may, ở Ấp Gò Châu Mai, xã Vĩnh Hưng – Huyện Vĩnh Hưng; Tỉnh Long An bị hen từ năm 12 tuổi. Sau hơn 4 năm căn bệnh hen đeo đuổi hành hạ, đến năm 16 tuổi chị cao 1m55 nhưng nặng chưa đến 35kg. Sau một đợt điều trị bằng thuốc hen P/H, cơn hen đã gần như không còn tái phát. Năm nay bước vào tuổi 34,  chị đã có một gia đình tuyệt vời, hai bé ngoan và biết nghe lời ba mẹ.
7. Ông Nguyễn Bá Hai (sinh năm 1955) trú tại thị xã Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương mắc hen năm 40 tuổi. Ông chia sẻ “Mỗi lần lên cơn hen thì khổ sở vô cùng, thở không được nói không xong, ngực như bị bóp chặt môi thì tái xanh tái ngắt, có khi phải ngồi dậy chống ta cả đêm, có lúc thì nửa nằm nửa ngồi, tay bám vào chấn song cửa sổ hay dựa vào thành giường mà cò cử từng cơn”. Hơn 10 năm bệnh hen đeo đẳng, công việc và cuộc sống cũng theo bệnh tật mà tụt dốc. Theo hướng dẫn của bác sỹ, ông biết và sử dụng thuốc hen P/H. Sau một đợt điều trị, bệnh hen gần như không tái phát cho tới nay đã 8 năm, ông sống vui tuổi già không còn lo bệnh tật.

Và còn nhiều trường hợp bệnh nhân khác....(tham khảo tại http://benhhen.vn/nhomtin/benh-nhan-chia-se.html)

*Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm tùy theo tình trạng từng người.

Ý KIẾN CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH VỀ THUỐC HEN P/H

Đánh giá của Tiến sỹ - Lương y Nguyễn Hoàng, nguyên giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội về thuốc hen P/H:

Đánh giá của Nhà giáo nhân dân - Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Nhược Kim - Phó chủ tịch Hội Đông y Việt Nam về thuốc hen P/H:

Ý kiến của Tiến sỹ - Bác sỹ Phạm Hưng Củng - Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền:

Ý kiến của Chủ tịch Hội Đông y - TP Hà Nội -  Nguyễn Hồng Siêm:

>>> Xem thêm ý kiến của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai - Mũi - Họng TW TẠI ĐÂY

*Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm tùy theo tình trạng từng người.